Những điều cần cân nhắc khi mổ thoát vị đĩa đệm

Ngày đăng 29/03/2023 16:44

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp phổ biến, không chỉ ở người già mà cả những người đang trong độ tuổi lao động. Bệnh diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nhiều người bị thoát vị cột sống thường nghĩ ngay tới phẫu thuật. Trên thực tế biện pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh nặng hoặc điều trị bảo tồn không hiệu quả. Bản thân phẫu thuật cũng có những rủi ro, biến chứng.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Những điều cần cân nhắc khi mổ thoát vị đĩa đệm. Qua đó cùng hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

Các biện pháp phẫu thuật cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

tim-hieu-ve-mo-thoat-vi-dia-dem

Mổ thoát vị là phẫu thuật xâm lấn có tác dụng loại bỏ phần thoát vị gây ra sự chèn ép hoặc thay đĩa đệm nhân tạo. Có 4 phương pháp chính thường được sử dụng là:

- Phẫu thuật cắt cung sau cột sống: Tạo 1 lỗ trong vòm đốt sống để giảm áp lực lên tủy và rễ thần kinh.

- Phẫu thuật cắt bỏ vi mô: Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh gây cơn đau.

- Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo: Thay thế đĩa đệm bị thoái hóa bằng một đĩa đệm nhân tạo.

- Hợp nhất cột sống: 2 đốt sống của người bệnh được cố định vĩnh viễn với sự hỗ trợ của vít, thanh kim loại, nhựa.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bao lâu thì hồi phục ?

Tình trạng của bệnh nhân sẽ được cải thện trong 3 tháng đầu sau khi thực hiện thủ thuật và vẫn tiếp tục tiến triển trong 12 tháng tiếp theo.

tim-hieu-ve-mo-thoat-vi-dia-dem-2

- Cơn cơn đau sẽ giảm nhanh trong khoảng thời gian từ 2 – 6 tuần.

- Tình trạng yếu cơ, tê cứng, kim châm biết mất sau vài tháng tới vài năm.

- Khoảng 10 – 25% bệnh nhân không thể phục hồi hoàn toàn khả năng vận động sau phẫu thuật. Khoảng 50% vẫn còn cảm giác châm chích tại vị trí mổ.

Lời khuyên của các chuyên gia là người bệnh không nên thụ động ngồi chờ các triệu chứng biến mất. Thay vào đó nên chủ động áp dụng vật lý trị liệu, các bài tập vận động để phục hồi chức năng tốt nhất.

Một số biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

tim-hieu-ve-mo-thoat-vi-dia-dem-3

- Nhiễm trùng: Đây là vấn đề có thể xảy tới với bất cứ ca phẫu thuật nào, đặc biệt là ở những trường hợp mổ hở thì nguy cơ còn cao hơn.

- Tổn thương thần kinh: Các tác động lên cột sống trong khi thực hiện phẫu thuật có thể ảnh hưởng tới thần kinh cũng như màng cứng quanh tủy sống, gây ra các vấn đề khác nhau tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.

- Thoái hóa cột sống: Vùng cột sống sau khi mổ sẽ không còn có được sự linh hoạt giống như ban đầu, có thể bị thoái hóa tại các đốt sống ở các phân đoạn cột sống liên quan.

- Đĩa đệm nhân tạo bị lệch: Người bệnh sẽ phải phẫu thuật một lần nữa để điều chỉnh.

- Thoát vị đĩa đệm tái phát: 5 – 15% trường hợp bị tái phát sau mổ 6 tháng.

Một số biến chứng khác có thể kể đến ban gồm: biến chứng xơ hóa, yếu cơ cột sống, xuất huyết trong mô, bại liệt.

Như đã đề cập ở trên, thoát vị đĩa đệm cột sống diễn biến qua nhiều giai đoạn. Khi bệnh còn nhẹ, mới chỉ phình hoặc lồi đĩa đệm nhưng chưa chèn ép thì không nhất định phải can thiệp phẫu thuật. Chỉ khi người bệnh không đáp ứng được các biện pháp điều trị nội khoa, thoát vị gây chèn ép thần kinh hoặc tủy sống, thoát vị có mảnh rời, người bệnh bị yếu hoặc liệt cơ… thì các bác sĩ với cân nhắc tới phương án phẫu thuật !

Nguồn: Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm với  dụng cụ tập phục hồi chức năng tại nhà : https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html