Điều Cần Biết : Chạy Bộ Có Làm Chân To Không?
Một đôi chân thon dài và săn chắc là niềm ao ước của chị em. Vì thế mối quan tâm của họ chính là làm thế nào để có được một đôi chân đẹp như mơ ước và làm sao để tránh điều ngược lại? Chính vì vậy mà không ít chị em khi muốn chạy bộ để chăm sóc sức khỏe và vóc dáng nhưng lại băn khoăn rằng chạy bộ có làm to chân không?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng xem những yếu tố nào có thể khiến đôi chân của bạn bị to?
1. Yếu tố di truyền:
Từ khi sinh ra, bạn đã sở hữu một đôi chân thon gọn hay bắp chuối, dài hay ngắn, thẳng hay cong… tất cả những yếu tố này được quyết định bởi gen hay nói cách khác là di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả hai người hoặc xa hơn nữa là ông bà nội ngoại…
Cái gọi là “cơ địa” chính là bạn có thể sở hữu cơ loại 1 (cơ chậm) hoặc cơ loại 2 (cơ nhanh). Người có cơ nhanh thường sẽ phát triền cơ nhiều hơn người sở hữu cơ chậm. Chính vì thế mà có nhiều người tập luyện không nhiều nhưng cơ bắp của họ lại phát triển rất nhanh trong khi có những người tập luyện rất kiên trì vất vả mà cơ bắp vẫn không thể rắn chắc.
2. Sự phân bổ mỡ:
Cũng do gen quyết định mà mỡ phân bổ ở mối người khác nhau sẽ khác nhau. Có những người thì mỡ tập trung ở phần bụng, xong có những người lại béo mông, béo mặt hoặc béo tay, béo lườn, béo đùi…
Trong trường hợp cơ địa bạn tập trung phân bổ mỡ ở phần đùi do tính chất di truyền thì muố giảm mỡ phần đùi, bạn chỉ có cách giảm mỡ toàn thân và vì vậy bạn sẽ phải tập luyện toàn diện hơn.
3. Tỷ lệ giữa cơ, mỡ và chiều dài xương:
Do kết cấu từ hệ cơ xương và mỡ dưới da mà hình hài đôi chân của bạn có thể thon gọn hơn hoặc thô kệch. Sự phân bổ cơ xương và mỡ hợp lý thì đôi chân thon gọn hoặc ngược lại.
Với người chạy bộ (ngoài trợi hay tập luyện tại nhà với máy chạy bộ điện), việc mỡ đùi giảm là tất yếu, nhưng tùy người mà thời gian giảm khác nhau. Bởi như đã nói ở phần trên, tùy vào người cơ chậm hoặc cơ nhanh do gen quyết định.
Cách tốt nhất để giảm mỡ ở chân là giảm mỡ ở toàn cơ thể và có lẽ vì thế mà mỡ ở đôi chân cũng sẽ giảm. Ngoài ra, cơ nhanh hay cơ chậm sẽ quyết định mức độ thon gọn hay thô cho đôi chân của bạn. Nên sử dụng máy chạy bộ tại nhà kết hợp với chạy bộ ngoài trời để việc tập luyện không bị ngắt quãng do các yếu tố thời tiết, giao thông, môi trường.
Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng được xem xét có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chạy bộ có làm to chân hay không?
Cơ bắp to hay nhỏ phụ thuộc vào dinh dưỡng có đầy đủ hay thiếu. Khi bạn ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là protein) và tập luyện với cường độ cao thì cơ bắp của bạn sẽ phát triển. Trong trường hợp chạy bộ thì đùi bạn sẽ to ra, mỡ ít đi nhưng cơ bắp của bạn sẽ to ra.
Trên đây là một số chia sẻ về Điều Cần Biết : Chạy Bộ Có Làm Chân To Không? Những thông tin trên đây có thể sẽ giúp bạn phần nào hiểu được cơ chế hoạt động của cơ bắp chân, giúp chị em điều tiết và lựa chọn cho mình một phương pháp tập luyện cho đôi chân thon gọn. Tuy nhiên, một đôi chân dù hơi to nhưng săn chắc khỏe mạnh cũng rất đẹp và hấp dẫn.
Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến Tác dụng của chạy bộ, máy chạy bộ, máy chạy bộ điện... Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể!
Sản phẩm khác : máy chạy bộ, dụng cụ tập công viên.