Lòng bàn chân là nơi phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động như đi, đứng, chạy nhảy…nói chung là sự vận động và di chuyển cơ thể. Vì vậy, lòng bàn chân rất dễ bị tổn thương và đau nhức nếu cơ thể vận động và di chuyển không đúng cách.
Đau lòng bàn chân là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào ?
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau lòng bàn chân là tuổi tác cao khiến cơ xương khớp bị thoái hóa; do mang giày dép không phù hợp như giày quá chật hoặc gót nhọn, gót cao…
Một số bệnh lý ở bàn chân cũng dẫn đến hiện tượng đau lòng bàn chân như: bệnh lý bàn chân bẹt là bàn chân không có vòm, như một mặt phẳng khiến toàn bộ hệ thống xương khớp của cơ thể sẽ bị xoay lệch khi vận động, dẫn đến bàn chân, gót chân…bị đau nhức.
Bệnh béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lòng bàn chân do trọng lượng cơ thể bị quá tải dồn xuống bàn chân. Những người bị bệnh gút, đái tháo đường…cũng thường bị đau lòng bàn chân do ảnh hưởng của bệnh.
Biểu hiện của đau lòng bàn chân khá đa dạng, người bệnh có thể bị đau ở gót chân, đau ở vòm bàn chân hoặc đau ở phần mô đệm dưới các ngón chân, tùy theo nguyên nhân và từng loại bệnh.
Đau lòng bàn chân có thể là triệu chứng của các bệnh sau đây:
• Bệnh viêm khớp dạng thấp: Do tình trạng thoái hóa xương khớp theo tuổi tác nên bệnh này thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi.
• Bệnh viêm cân gan bàn chân: bệnh này khiến lòng bàn chân đau nhức đến mức phải đi khập khiễng; nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn như gai gót chân, thoái hóa cổ chân, suy tĩnh mạch chi dưới…
• Bệnh viêm cơ mạc bàn chân: cơ mạc là dây chằng nối từ gót chân đến ngón chân, chịu trách nhiệm về sự chuyển động của bàn chân. Khi cơ mạc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của bàn chân và gây ra đau lòng bàn chân.
• Bệnh đau thần kinh tọa: Một số trường hợp đau thần kinh tọa dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh liên quan đến bàn chân và gây đau lòng bàn chân.
Để điều trị đau lòng bàn chân có nhiều cách khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây đau để xử lý. Tuy nhiên có một liệu pháp có thể áp dụng điều trị đau lòng bàn chân dù bất cứ nguyên nhân bệnh lý nào gây ra đó là massage bấm huyệt.
Massage bấm huyệt có tác dụng làm lưu thông khí huyết ở bàn chân tốt hơn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi bàn chân là bộ phận xa tim nhất cơ thể nên việc đảm bảo lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến bàn chân sẽ tăng cường chức năng hoạt động của chân, giúp bàn chân mạnh mẽ và dẻo dai; ngăn ngừa những tổn thương xương khớp ở chân.
Massage bấm huyệt còn có tác dụng làm mềm cơ, giảm căng cơ gân ở bàn chân, giúp cơ gân bàn chân thư giãn và thả lỏng, giảm đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, các phương pháp như vật lý trị liệu châm cứu, bấm huyệt, sử dụng ghế massage, dùng thuốc, can thiệp tây y cũng rất cần thiết đối với một số tình trạng bệnh đau lòng bàn chân thể nặng.